Cách mạng công nghiệp 4.0 và sự thay đổi lớn trong quá trình tạo mẫu và khuôn mẫu cho doanh nghiệp hiện nay.
Trong làn sóng toàn cầu hóa, các doanh nghiệp Việt Nam, nếu ít chú trọng đến năng suất lao động, hiệu quả sử dụng vốn mà chỉ trông chờ vào lợi thế nhân công giá rẻ thì sẽ không còn khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Hệ quả là nền kinh tế sẽ rơi sâu vào bẫy thu nhập trung bình. Đầu tư cho công nghệ là giải pháp tất yếu để vượt qua cái bẫy đó.
Thách thức của nền kinh tế Việt Nam
Theo báo cáo Năng lực cạnh tranh Toàn cầu giai đoạn 2016-2017 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI) của Việt Nam đạt 4.31 điểm, xếp hạng thứ 60/138 (tụt 4 bậc so với giai đoạn 2015-2016). Báo cáo đánh giá khách quan về tiến bộ của mỗi quốc gia trong việc tạo môi trường để phát triển thịnh vượng. Trong đó chỉ số năng lực cạnh tranh là tổng hợp của các yếu tố tác động đến sự tăng trưởng kinh tế.
Tốc độ tăng trưởng GDP toàn cầu đang suy giảm (từ 4,4% năm 2010 xuống 2,5% năm 2015). Nhiều nền kinh tế phải đối mặt với thách thức kép gồm sự chậm tăng trưởng năng suất và tăng bất bình đẳng về thu nhập. Tuy nhiên, một điểm sáng hứa hẹn lớn cho tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Dựa trên các nền tảng kỹ thuật số, cuộc cách mạng công nghiệp 4 hội tụ toàn bộ công nghệ đang làm mờ đi ranh giới giữa các không gian số, vật lý và sinh học. Các công nghệ đó bao gồm trí tuệ nhân tạo, công nghệ sinh học, người máy, Internet vạn vật (IoT) và in 3D sẽ mở ra con đường rộng lớn cho sự tăng trưởng và phát triển vượt bậc của kinh tế cũng như xã hội.
Một nền kinh tế sẽ không thể tăng trưởng bền vững nếu các doanh nghiệp bị hạn chế về năng lực cạnh tranh và khả năng tạo nên giá trị gia tăng. Lợi thế của doanh nghiệp Việt Nam vẫn chủ yếu dựa trên nguồn nhân công dồi dào và mức lương thấp. Tuy nhiên điều đó lại gây trở ngại để phát triển các sản phẩm có giá trị gia tăng cao và cản trở tăng năng suất lao động. Khi bắt đầu chuyển đổi từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp hóa, các yếu tố đầu vào là nhân công và nguyên liệu giá rẻ đóng vai trò quan trọng để thúc đẩy phát triển.
Đóng góp TFP vào tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 2005-2010 chỉ 6% trong khi ở những nền kinh tế lớn khác của châu Á chỉ số này là trên 40% (như Hàn Quốc 63%, Đài Loan 59%, Indonesia 42%, Philippines 41%). Từ năm 2010, TFP đã đóng góp nhiều hơn và có vai trò tăng dần lên trong tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Theo tính toán của Viện Năng suất Việt Nam, đóng góp của TFP vào tăng trưởng GDP giai đoạn 2011-2015 đạt hơn 30%. Nghị quyết 05-NQ/TW của Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã đặt mục tiêu đóng góp của TFP vào tăng trưởng bình quân giai đoạn 2016-2020 là 30-35%.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất gắn liền với động cơ nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất. Cuộc cách mạng lần thứ 2 sử dụng năng lượng điện cho sản xuất hàng loạt. Cuộc cách mạng lần thứ 3 sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Cuộc cách mạng lần thứ 4 ra đời trên nền tảng của cuộc cách mạng số, cho phép kết nối mọi thực thể trong các thế giới số, thực và sinh học. Cuộc cách mạng lần thứ 4 này khác các cuộc cách mạng trước đó ở tốc độ và phạm vi tác động. Nó đang ảnh hưởng đến hầu hết các ngành công nghiệp ở mọi quốc gia, và báo trước sự thay đổi sâu và rộng trong toàn bộ các hệ thống sản xuất, quản lý và quản trị.
Công nghệ và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp gắn liền với trình độ ứng dụng công nghệ trong sản xuất và quản trị. Công nghệ giúp doanh nghiệp tăng tốc độ, giảm sai sót và loại bỏ lãng phí. Cách mạng công nghiệp 4 xây dựng nên các doanh nghiệp số dựa trên việc kết nối các chuỗi giá trị trong và ngoài doanh nghiệp, số hóa quá trình sản xuất và dịch vụ, và tạo những mô hình kinh doanh mới.
Các nền tảng ứng dụng quản lý hiện đại vận hành trên mạng máy tính diện rộng, Internet và điện toán đám mây cho phép kết nối tích hợp thông tin xuyên suốt toàn bộ tổ chức bất kể quy mô lớn hay nhỏ. Dữ liệu được tích hợp qua tất cả các quy trình từ lập kế hoạch, phát triển sản phẩm, mua sắm, sản xuất, hậu cần đến bán hàng và dịch vụ. Kết nối dữ liệu làm tăng tốc độ thực hiện quy trình, giảm thiểu sai sót do các thao tác thủ công hoặc nhập thông tin nhiều lần, và loại bỏ các lãng phí về nhân công, thời gian và cơ hội. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp có thể tích hợp dữ liệu thông suốt với các đối tác và khách hàng. Điều này cho phép tối ưu hóa giao dịch thương mại với các đối tác, thiết lập hệ sinh thái và củng cố địa vị của doanh nghiệp.
Ứng dụng các cảm biến thông minh, thiết bị thông tin liên lạc và giải pháp quản trị tích hợp, doanh nghiệp có thể số hóa toàn bộ quá trình hoạt động từ sản xuất, kinh doanh đến quản lý. Thông tin từ quá trình sản xuất, qua cảm biến được số hóa thành dữ liệu theo thời gian thực và truyền về các hệ thống xử lý và hệ thống quản trị. Nhờ đó những hệ thống quản lý điều hành tập trung như ERP, BI luôn có dữ liệu đầy đủ, cập nhật và chính xác để giúp nhà quản lý đưa ra quyết định điều hành kịp thời. Mức độ số hóa càng đầy đủ, thông tin càng cập nhật và chính xác. Doanh nghiệp thương mại luôn cần thông tin cập nhật về hàng tồn kho và giá trị hàng hóa trên thị trường, doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng cần thông tin cập nhật về nguyên vật liệu và tình hình bán hàng qua các kênh phân phối, doanh nghiệp sản xuất cần thông tin cập nhật về tình trạng máy móc, tiêu hao nguyên liệu và bán thành phẩm qua các công đoạn sản xuất… Thông tin thiếu cập nhật dẫn đến quyết định thiếu chính xác và kéo theo lãng phí về tài chính và cơ hội.
Cuộc cách mạng công nghiệp tạo ra những giải pháp công nghệ thông minh hơn, có năng lực xử lý mạnh hơn. Nó giúp nhà quản trị tại mọi nơi, mọi lúc có đầy đủ thông tin từ việc nắm được bức tranh toàn cảnh của doanh nghiệp cho đến truy vấn tới từng giao dịch nhỏ nhất, thay vì phải hỏi nhiều người hay tra cứu từ nhiều nguồn. Nó giúp nâng cao năng suất lao động và hiệu quả của các quy trình làm việc. Ngày nay, câu hỏi cho người lãnh đạo không còn là “chi phí đầu tư cho công nghệ là bao nhiêu?” mà là “lãng phí bao nhiêu nếu chúng ta chậm trễ làm việc đó?”
Mọi giải đáp về công nghệ tạo mẫu, khuôn mẫu, thiết kế mẫu theo ý tưởng sẽ được các chuyên gia hàng đầu Việt Nam của chúng tôi đảm nhận và tư vấn trọn vẹn và chuyên nghiệp!
Liên hệ Hotline để được cố vấn thêm về công nghệ:
Website: https://thinksmart.com.vn/
☏ Hotline: 098 3553 768 & 096 4243 768
☏ Hotline HN: 036 549 8888
✎ Gmail: thinksmartvn.info@gmail.com
⊙ Địa chỉ: 35B đường số 10, Tăng Nhơn Phú, Quận 9, TP Hồ Chí Minh
⊙ Chi nhánh: Số 10 ngõ 208/2, Phố Ngô Xuân Quảng, TT. Trâu Quỳ, H. Gia Lâm, Hà Nội.
Website: https://thinksmart.com.vn/
☏ Hotline: 098 3553 768 & 096 4243 768
☏ Hotline HN: 036 549 8888
✎ Gmail: thinksmartvn.info@gmail.com
⊙ Địa chỉ: 35B đường số 10, Tăng Nhơn Phú, Quận 9, TP Hồ Chí Minh
⊙ Chi nhánh: Số 10 ngõ 208/2, Phố Ngô Xuân Quảng, TT. Trâu Quỳ, H. Gia Lâm, Hà Nội.
0 Comments